09:10 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
QUẢNG CÁO

Tổ chức chứng nhận



Trang nhất » Tin tức » LEAN & KAIZEN

Mục tiêu của triển khai Lean Manufacturing trong doanh nghiệp

Thứ tư - 13/11/2013 04:33 - 8871
    Chia sẻ:
Lean Manufacturing là một tiếp cận chiến lược với hệ thống các phương pháp và công cụ nhằm liên tục loại bỏ các lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tăng năng suất, giảm chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất/cung cấp dịch vụ (Lead time/cycle time). Với phương châm “Sản xuất đúng những gì khách hàng yêu cầu, với số lượng và thời điểm khách hàng yêu cầu, với chi phí thấp nhất có thể”, việc triển khai Lean Manufacturing có một số mục tiêu cơ bản.
Lean Manufacturing là một tiếp cận chiến lược với hệ thống các phương pháp và công cụ nhằm liên tục loại bỏ các lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tăng năng suất, giảm chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất/cung cấp dịch vụ (Lead time/cycle time). Với phương châm “Sản xuất đúng những gì khách hàng yêu cầu, với số lượng và thời điểm khách hàng yêu cầu, với chi phí thấp nhất có thể”, một số mục tiêu cơ bản của Lean Manufacturing bao gồm:
  1. Giảm sai lỗi và lãng phí
Giảm thiểu sai lỗi và các lãng phí vật chất trong quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm giảm mức sử dụng nguyên liệu, các sai lỗi có thể phòng ngừa được, chi phí xử lý sản phẩm lỗi, hình thành các đặc tính của sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu.
  1. Rút ngắn thời gian sản xuất
Rút ngắn thời gian chờ đặt hàng (từ khi đặt hàng đến khi giao hàng), thời gian một chu trình sản xuất (từ nguyên liệu đến thành phẩm). Điều này được thực hiện thông qua rút ngắn thời gian chờ giữa các công đoạn sản xuất, thời gian chuẩn bị sản xuất, thời gian chuyển đổi giữa các đơn hàng/sản phẩm.
  1. Giảm mức tồn kho
Giảm thiểu mức tồn kho tại mọi công đoạn sản xuất, đặc biệt là tồn kho bán thành phẩm giữa các công đoạn sản xuất. Giảm mức tồn kho sẽ có đóng góp đáng kể đến việc giảm nhu cầu và tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
  1. Nâng cao năng suất lao động
Nâng cao năng suất lao động thông qua việc giảm thiểu thời gian chờ đợi, tối ưu hóa thao tác (loại bỏ các công đoạn thừa và thao tác thừa). Đây là động lực quan trọng trong nâng cao giá trị sức lao động, vì vậy, khả năng tạo thu nhập của người lao động.
  1. Sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng
Sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực thiết bị và không gian nhà xưởng thông qua việc loại bỏ các điểm “thắt cổ chai” về năng lực, tối ưu hóa hiệu suất sử dụng của các thiết bị hiện tại và giảm thời gian dừng máy. Điều này một mặt nâng cao năng lực sản xuất, mặt khác góp phần giảm chi phí khấu hao thiết bị, nhà xưởng trên một đơn vị sản phẩm.
  1. Tăng cường sự linh hoạt
Nâng cao khả năng linh hoạt trong điều chỉnh để sản xuất các sản phẩm khác nhau với chi phí và thời gian thấp nhất cho chuyển đổi giữa các đơn hàng/sản phẩm. Kết quả này cho phép doanh nghiệp có khả năng đáp ứng một cách tốt hơn xu hướng đa dạng chủng loại sản phẩm và quy mô đơn hàng ngày càng nhỏ của khách hàng.
  1. Tăng năng suất chung
Thông qua việc đạt được các mục tiêu ở trên, doanh nghiệp có thể nâng cao một cách đáng kể năng suất chung trên cơ sở các nguồn lực hiện có.

Nguồn tin: P&Q Solutions

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Kế hoạch đào tạo năm 2023
 
Download tài liệu
Đào tạo trực tuyến
P & Q Update
SIX SIGMA ĐAI VÀNG
Chúng tôi trên youtube