07:55 ICT Thứ hai, 29/04/2024
QUẢNG CÁO

Tổ chức chứng nhận



Trang nhất » Tin tức » LEAN & KAIZEN

TAIICHI OHNO "NẾU BẠN SAI, HÃY THỪA NHẬN"

Thứ bảy - 17/12/2016 21:05 - 2621
    Chia sẻ:
Taiichi Ohno

Taiichi Ohno

Workplace Management là một cuốn sách ngắn, bao gồm 38 chương. Mỗi chương có độ dài 2 – 5 trang được Taiichi Ohno chia sẻ về những chủ đề cụ thể theo cách nói chuyện tự nhiên và đơn giản, mặc dù đôi khi có thể hơi khó đọc vì cách viết không theo thể loại “học thuật” thông thường. Workplace Management là cơ hội để học trực tiếp, nghe trực tiếp về Lean & Kaizen từ người được cho là kiến trúc sư của hệ thống này. Chương 2 "NẾU BẠN SAI, HÃY THỪA NHẬN" thảo luận về Quan niệm sai và sự sẵn sàng thừa nhận những sai sót của mình và cởi mở với những thay đổi như là một nền tảng cho cải tiến.
“Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại bị sai trong một nửa các trường hợp. Có thể bởi vì ngay cả khi chúng ta nói điều gì đó đầy tự tin, trong nhiều trường hợp, phương pháp nền tảng của tư duy bị sai.


Ở Nhật Bản, chúng tôi có chữ - SAKKAKU – rất thích hợp. Tôi nghĩ rằng các ảo ảnh thị giác hoặc các quan niệm sai về điều chúng ta nhìn thấy là điều dễ hiểu. Ví dụ, trong sơ đồ phía bên phải, nếu hai đoạn thẳng có độ dài như nhau được xếp thành hình chữ “T”, mọi người sẽ thấy đường nằm ngang ngắn hơn đường thẳng đứng. Đây là một phương pháp phổ biến để lý giải đơn giản nhất về các quan niệm sai. Bạn có thể mắc sai sót khi nghĩ rằng “đoạn này dài hơn” vì trông nó dài hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng đúng là đường thẳng đứng nhìn dài hơn. Trong các tình huống này, chúng ta sẽ phải tách từng phần của chữ “T” và đặt chúng song song với nhau, và khi đó chúng ta sẽ thấy rằng chúng có chiều dài như nhau. Như vậy, mặc dù một đoạn thẳng nhìn dài hơn, thực tế lại không phải như vậy.

Các quan niệm sai về ảo ảnh thị giác rất dễ để giải thích và những người khác có thể bị thuyết phục một cách dễ dàng.

Vậy, câu hỏi đặt ra là “Đoạn thẳng sẽ được nhìn thấy dài như thế nào để thực tế có chiều dài bằng nhau””, hoặc “Đoạn thẳng sẽ được nhìn thấy dài như thế nào để thực tế là nó dài hơn đoạn nằm ngang?”. Đây không phải là điều chúng ta có thể đánh giá chỉ dựa trên việc nhìn và một lần nữa chúng ta cần đặt hai đoạn song song với nhau để so sánh.

Có quá nhiều thứ trên thế giới này mà chúng ta không thể biết được cho đến khi chúng ta thử. Điều rất hay xảy ra là sau khi thử, chúng ta phát hiện ra rằng kết quả hoàn toàn ngược lại với những gì được mong đợi, và đó là vì các quan niệm sai là một phần của con người. Trong khi việc thuyết phục người khác thử đối với ảo ảnh thị giác có thể dễ, sẽ là rất khó để chứng minh rằng các ý tưởng trong đầu và các suy nghĩ của bạn, trên thực tế, lại là những quan niệm sai. Trong nhiều trường hợp, khi một người có một ý tưởng hoặc đưa ra một tuyên bố mà họ tin tưởng là đúng, họ rồi sẽ nhận ra rằng đó là một quan niệm sai. Khi bạn thử nghiệm với ý tưởng, các kết quả có thể khác hoàn toàn với những gì bạn mong đợi.

Trong khi con người có các quan niệm sai, chúng ta sẽ may mắn nếu đưa ra 10 chỉ lệnh và một nửa trong số đó là đúng. Tôi nghĩ Khổng Tử đã có thể nói rằng “Người thông minh không ngần ngại sửa sai cho  mình” vì anh ta biết rằng chúng ta đều mắc sai sót trong một nửa các trường hợp.

Những người có quan niệm sai trong đầu rằng một đoạn thẳng dài hơn đoạn kia sẽ không dễ dàng hiểu được nếu bạn bảo họ rằng hai đoạn thẳng có chiều dài như nhau. Họ sẽ phải thử nghiệm. Một khi họ đã thử và tận mắt xác nhận kết quả, họ sẽ nhận ra rằng các chỉ lệnh mà họ ra, với niềm tin rằng chúng đều đúng, thực tế lại không đúng. Họ cũng sẽ làm cho những người công nhân thử nhiều thứ khác nhau để giúp họ hiểu được những quan niệm sai của bản thân.

Khi khiến mọi người thử nghiệm điều gì, việc quan trọng nhất là để người đưa ra chỉ dẫn được nhìn thấy tận mắt kết quả. Khi xác nhận tận mắt, nếu bạn thấy rằng đó không phải là một quan niệm sai mà thực tế là đúng, bạn có thể nói rằng “Tôi đã sai” ngay tại chỗ và mọi người sẽ nghĩ “Anh ta là sếp nhưng anh ấy đã xin lỗi tôi khi anh ấy sai.”
Kết quả là khi bạn có một ý tưởng khác và bạn hướng dẫn họ thử nghiệm, họ sẽ sẵn sàng làm như vậy.

Nếu bạn sai, bạn nên biểu hiện qua nét mặt, “Ồ, tôi rất ngạc nhiên”, điều này sẽ trở thành một điều khích lệ họ. Khi họ thử nghiệm những điều khác nhau và họ thấy rằng 5 điều bạn đề nghị họ thực hiện là đúng, tôi cho rằng họ sẽ trở nên rất hợp tác.

Ngược lại, nếu bạn khẳng định một cách bảo thủ rằng chỉ lệnh của sếp cần được tuân thủ, không cần biết đó là chỉ lệnh tốt hay xấu, mọi người sẽ không theo bạn nữa. Trong chuyện thuyết phục, khi cả người đưa ra chỉ lệnh và người nhận chỉ lệnh đều nhận ra rằng, với việc là con người, chúng ta chỉ đúng trong một nửa các trường hợp, chúng ta có thể nói “Tôi đã nói gì với anh?” với người khác khi họ sai và cảm nhận về sự cởi mở làm cho người mà bạn đang thuyết phục cảm thấy tốt hơn. Kết quả là họ sẽ sẵn lòng hơn trong hợp tác. Tôi nghĩ rằng đó chính là sức mạnh của thuyết phục.

Nếu mọi người không có những quan nhiệm sai, sẽ không có nhu cầu phải thuyết phục. Bởi vì chúng ta có quan niệm sai do các ý tưởng trong đầu mình, việc thuyết phục có thể khó khăn. Có lẽ một người càng có hiểu biết rộng thì càng dễ có quan niệm sai./.

Bạn có thể DOWNLOAD file PDF của tài liệu này Ở ĐÂY.
Biên dịch: Phạm Minh Thắng - Ks, MBA.
 

Tác giả bài viết: P&Q Solutions

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Kế hoạch đào tạo năm 2023
 
Download tài liệu
Đào tạo trực tuyến
P & Q Update
SIX SIGMA ĐAI VÀNG
Chúng tôi trên youtube