11:32 ICT Thứ hai, 29/04/2024
QUẢNG CÁO

Tổ chức chứng nhận



Trang nhất » Tin tức » LEAN & KAIZEN

TAIICHI OHNO - "QUAN NIỆM SAI ĐƯỢC CHE GIẤU BỞI LẼ THƯỜNG"

Chủ nhật - 05/03/2017 13:49 - 2627
    Chia sẻ:
"Những quan niệm sai này thường rất dễ biến thành thường thức hay lẽ thường. Khi điều đó xảy ra, việc tranh cãi sẽ không bao giờ dứt." "Trừ khi chúng ta thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ, luôn có một giới hạn với những điều chúng ta có thể làm bằng cách tiếp tục suy nghĩ như cũ. Chúng ta không thể tìm thấy một con đường mới trừ khi chúng ta tiến lên và xoay ngược nhận thức và suy nghĩ của mình, từ lãnh đạo cấp cao đến người lao động, thậm chí là cả công đoàn."
Những quan niệm sai này thường rất dễ biến thành thường thức hay lẽ thường. Khi điều đó xảy ra, việc tranh cãi sẽ không bao giờ dứt. Mỗi bên đều cố lấn át bên kia và mọi thứ sẽ chẳng đi đến đâu. Đây là lý do tại sao có một thời gian tôi luôn nói với mọi người là cần phải bước ra khỏi cái lẽ thường và tư duy theo nguyên tắc “vượt ra ngoài lẽ thường”. Trong khuôn khổ của lẽ thường, có những điều chúng ta nghĩ là đúng bởi vì những quan niệm sai của mình. Hơn nữa, có lẽ một lý do lớn chúng ta thực hiện các công việc theo lẽ thường là dựa trên nhiều năm kinh nghiệm của mình, chúng ta không thấy có những lợi thế tođáng kể khi thực hiện công việc theo những cách nhất định, nhưng cũng không thấy điểm bất lợi gì khi thực hiện chúng.

Tôi thường nghĩ rằng nếu có những lợi thế đáng kể khi làm điều gì đó thì cũng sẽ có những bất lợi thế đáng kể đang đợi chúng ta ở đó. Nếu bạn tối thiểu hóa các điểm bất lợi thế bằng cách e sợ chúng, điều đó có thể chấp nhận được được. Nếu chúng ta vượt ra ngoài lẽ thường rằng lợi thế nhỏ cũng được, miễn là điều bất lợi thế nhỏ, chúng ta sẽ thấy rằng khi có lợi thế lớn, sẽ luôn có điểm bất lợi lớn. Cách tư duy đúng trong trường hợp này sẽ là, nếu bạn loại bỏ các điểm bất lợi, bạn sẽ chỉ còn những lợi thế lớn. Đây chính là điều tôi nói đến “vượt ra ngoài lẽ thường”. Tuy  nhiên, ở đây một lần nữa những quan niệm sai của chúng ta lại là vật cản đường và thực sự cần một chút dũng khí để có thể vượt ra ngoài lẽ thường.

Cho dù là lãnh đạo cấp cao, quản lý cấp trung hay công nhân trực tiếp làm việc, chúng ta đều là con người và vì vậy chúng ta đều ưa sống với những quan niệm sai, tin rằng cách chúng ta đang làm hiện nay là cách tốt nhất. Hoăc có lẽ bạn không nghĩ là cách tốt nhất nhưng lại làm việc trong khuôn khổ của lẽ thường là “Chúng ta cũng chằng thể làm gì được, đây là cách mà công việc được thực hiện”.

Hầu hết những công ty lớn hiện nay đều có công đoàn và công đoàn cũng bao gồm những con người nên họ cũng có những quan niệm sai, và vì lý do này nhiều thứ đã không thể được triển khai xuôn sẻ khi chúng ta thử những điều mới. Điều cần hiện nay là một cuộc cách mạng về nhận thức.

Trừ khi chúng ta thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ, luôn có một giới hạn với những điều chúng ta có thể làm bằng cách tiếp tục suy nghĩ như cũ. Chúng ta không thể tìm thấy một con đường mới trừ khi chúng ta tiến lên và xoay ngược nhận thức và suy nghĩ của mình, từ lãnh đạo cấp cao đến người lao động, thậm chí là cả công đoàn. Công đoàn thường rất tốt trong cách mạng về lý tưởng, nhưng một cuộc cách mạng về nhận thức có thể có chút khó khăn với họ.

Cuộc cách mạng về nhận thức sẽ trở nên ngày càng quan trọng. Không có cuộc cách mạng này, chúng ta sẽ rơi vào nguy cơ hạnh phúc với việc đạt được cải tiến 10% hay 20% về năng suất như là kết quả của việc ngoại suy tuyến tính cách chúng ta đang làm hiện tại.

Như trong câu chuyện tôi đã kể về hiện trường trước đây, việc để mọi người bỏ được quan niệm sai rằng sẽ là rẻ hơn và hiệu quả hơn khi làm nhiều linh kiện cùng một lúc thay vì làm một cái một là một điều khó khăn. Đặc biệt, khi chúng ta nói về chi phí và những nhà tài chính tham gia, họ có thể mang theo những quan niệm sai về chi phí – nghĩa là sẽ rẻ hơn, chằng hạn, nếu sản xuất lô mười nghìn sản phẩm thay vì một nghìn sản phẩm với máy dập. Họ nghĩ rằng quan niệm sai này không phải là sai và rằng họ đóng, bởi vì các phép toán cho thấy như vậy.

Tôi đã từng được hỏi “Toyota đã có thể chuyển đổi máy dập trong thời gian rất ngắn. Tôi được nghe rằng việc trước đây mất một tiếng rưỡi hay hai tiếng thì bây giờ chỉ còn nhỏ hơn 10 phút, vậy có phải là sẽ hiệu quả hơn nếu thực hiện chuyển đổi trong 10 phút và sử dụng thời gian tiết kiệm được để sản xuất hai mươi nghìn linh kiện thay vì mười nghìn?”.

Bạn có thể nói như vậy, dựa trên tính toán số học. Nếu chuyển đổi sản xuất làm mất của bạn một giờ đồng hồ, bạn cần chạy máy tối thiểu hai giờ. Nếu thời gian chuyển đổi được giảm xuống còn 10 phút, và bạn sử dụng thời gian tiết kiệm được để sản xuất nhiều linh kiện hơn, điều đó sẽ làm giảm chi phí và tăng hiệu quả. Câu hỏi ở đây là liệu việc giảm thời gian chuyển đổi và giảm cỡ lô có làm giảm lợi nhuận, và đây là một cách nghĩ hoàn toàn khác, vì vậy có trả lời câu hỏi đó cũng chẳng để làm gì. Tất cả những điều tôi có thể nói trong trường hợp này là “Đúng vậy, theo kết quả của phép toán.”./.

Tác giả bài viết: P&Q Solutions

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Kế hoạch đào tạo năm 2023
 
Download tài liệu
Đào tạo trực tuyến
P & Q Update
SIX SIGMA ĐAI VÀNG
Chúng tôi trên youtube