23:34 ICT Thứ bảy, 27/04/2024
QUẢNG CÁO

Tổ chức chứng nhận



Trang nhất » Tin tức » HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUỐC TẾ

Áp dụng ISO 14001:2004 giấc mơ có thật về bảo vệ môi trường

Thứ hai - 01/04/2013 00:10 - 2516
    Chia sẻ:
Số liệu thống kê hoạt động công nghiệp ngày càng làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và kết quả là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Điển hình như vụ Vedan (Đồng Nai) và Miwon (Phú Thọ) hay Tung twang (Hải Dương) đã để lại hậu quả nặng nề về môi trường mà khó có thể phục hồi được. Với tính nghiêm trọng của đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những mục chiến lược của quốc gia.

Tại Việt Nam năm 1993, nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và hiện nay có rất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường được ban hành và điển hình mới đây nhất là TT 08 về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, QĐ 23 về chất thải nguy hại, các quyết định về sử dụng tài nguyên thiên nhiên…

Thế nhưng, thực tế hiện nay là luật bảo vệ môi trường Việt Nam chưa thực sự có tính ngăn chặn, mức phạt cao nhất mởi chỉ dừng lại ở 500 triệu đồng và nhiều DN vẫn có thể lách luật được.

Với phương pháp tiếp cận mới về quản lý môi trường đó là tính hệ thống trong quản lý, là tăng cường khả năng đo lường được các kết quả hoạt động bảo vệ môi trường, là kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu các tác hại ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường với hơn 20 tiêu chuẩn, trong đó ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường, đã tạo được sự quan tâm của toàn thế giới.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, tính đến cuối năm 2008 đã có 188,815 chứng chỉ ISO 14001 được cấp ở 155 quốc gia. Riêng tại Việt Nam, có 325 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng và được cấp chứng chỉ ISO 14001, tăng 22% so với 2007.

Có 02 cách để giảm ô nhiễm, một là đẩy mạnh công tác xử lý đầu ra; hai là kiểm soát chặt chẽ đầu vào và quá trình sản xuất để giảm thiểu chất thải. Sẽ tốt nhất nếu có thể kết hợp cả hai cách này. Tuy nhiên, chi phí cho việc xây dựng hệ thống xử lý thải đầu ra là một con số “tương đối” lớn, mải mê đi tìm lợi ích, các doanh nghiệp tìm cách né tránh công tác xủ lý này. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn cách thứ hai.

Qua thống kê rất nhiều các đơn vị thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 thì thấy rằng doanh nghiệp có thể không cần đầu tư quá nhiều vào khâu xử lý mà chuyển trọng tâm sang quản lý thật tốt các quá trình nhất là những khu vực, hoạt động có tác động đáng kể về môi trường và có nguồn thải lớn. Việc quản lý như thế sẽ dẫn đến được việc phân loại ngay từ đầu nguồn chất thải tạo cơ hội cho việc tái chế chất thải đồng thời giảm lượng chất thải tổng hợp sau sản xuất (rất khó tái chế), với chi phí giảm được từ việc thuê gom chất thải tổng hợp và bán chất thải có thể tái chế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể “bù” cho phí đầu tư ban đầu (xây dựng hệ thống xử lý, tư vấn, chứng nhận ISO…), lâu dần hệ thống có thể tự vận hành và sinh lãi…

Với việc xác định chính xác các vấn đề môi trường cần quản lý và tập trung nguồn lực để giải quyết vấn đề sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất, Không những thế, với tinh thần “toàn dân” của ISO 14000 sẽ giúp cho từ cán bộ cấp cao đến người lao động trong tổ chức hiểu được các vấn đề môi trường mà công ty đang phải đối mặt khi đó họ sẽ có cách ứng xử trách nhiệm hơn với môi trường.

Như vậy để thấy rằng nếu như các tổ chức áp dụng và duy trì tốt hệ thống quản lý môi trường thì việc giảm dần các tác động môi trường có hại từ các hoạt động của chính bản thân các tổ chức không phải là giấc mơ xa xôi.

Nguồn tin: P&Q Solutions

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Kế hoạch đào tạo năm 2023
 
Download tài liệu
Đào tạo trực tuyến
P & Q Update
SIX SIGMA ĐAI VÀNG
Chúng tôi trên youtube