06:03 ICT Chủ nhật, 28/04/2024
QUẢNG CÁO

Tổ chức chứng nhận



Trang nhất » Tin tức » TIN HOẠT ĐỘNG

P&Q Solutions tổ chức thành công khóa học Bảo trì năng suất tổng thể - TPM

Thứ sáu - 22/06/2018 11:34 - 1735
    Chia sẻ:
Ngày 13 -14/06/2018, P&Q Solutions đã triển khai thành công chương trình đào tạo: "Bảo trì năng suất tổng thể - TPM" cho lãnh đạo và cán bộ quản lý của các doanh nghiệp trong lĩnh vực: cơ khí chính xác, may mặc, dệt, xây dựng, sản xuất sữa, thiết kế khuôn mẫu ép nhựa...tại Văn phòng P&Q Solutions, Tầng 3, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
Tháng 6 - tháng được coi là mùa cao điểm của các doanh nghiệp sản xuất. Vào thời điểm này, máy móc/thiết bị luôn trong tình trạng chạy hết công suất để đảm bảo kế hoạch sản xuất & tiến độ giao hàng. Các sự cố máy móc/thiết bị không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, chất lượng sản phẩm, mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe và tính mạng con người. Để giảm thiệt hại cho máy móc thiết bị một cách khôn ngoan, các doanh nghiệp cần tăng cường phòng ngừa hỏng hóc, lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng một cách thường xuyên.
Tại buổi đào tạo “BẢO TRÌ NĂNG SUẤT TỔNG THỂ - TPM”, ngày 13 -14/06/2018, ông Phạm Minh Thắng đã chia sẻ với hơn 20 học viên về các hình thức của bảo dưỡng:
 - Bảo dưỡng thụ động: là hoạt động phản ứng với các sự cố, dừng, hỏng của thiết bị, khôi phục hoạt động của thiết bị. Đây là một hình thức bảo dưỡng không có kế hoạch,kém hiệu quả và thiết bị không thực sự ổn định.
- Bảo dưỡng phòng ngừa: nhằm duy trì hoạt động của thiết bị thông qua điều chỉnh, kiểm tra, thay thế và đại tu. Hoạt động bảo dưỡng này hiệu quả hơn bảo dưỡng thụ động, thiết bị hoạt động ổn định hơn, duy trì mức độ hiệu suất hoạt động của thiết bị.
- Bảo dưỡng dự báo: Là hoạt động định kỳ đo lường và dự báo xu hướng của các thông số thiết bị và quá trình, cập nhật thông tin hoạt động thiết bị và phân tích xu hướng, bảo dưỡng theo chu kỳ. Các yêu cầu bảo dưỡng được dự báo, bảo dưỡng thiết bị có kế hoạch, duy trì  hiệu suất hoạt động của thiết bị với sự dừng/ngắt nhỏ nhất.
- Bảo dưỡng năng suất tổng thể - TPM, là phương pháp tối ưu hóa hiệu quả của máy móc thiết bị nhằm nâng cao độ tin cậy, hiệu suất, kéo dài tuổi thọ và tối ưu hóa chi phí quản lý thiết bị. TPM không phải chỉ là trách nhiệm hay một chương trình của bộ phận cơ điện mà là hoạt động tập thể có chủ đích.
Một trong những mục tiêu lớn nhất của các chương trình Bảo trì năng suất tổng thể (TPM) và Hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE) là loại bỏ và giảm thiểu 6 TỔN THẤT LỚN-  những nguyên nhân chính gây ra sự mất hiệu suất trong sản xuất:
Tổn thất 1 - Hỏng hóc của máy móc, thiết bị
Tổn thất 2 - Thiết lập và điều chỉnh thiết bị mất nhiều thời gian
Tổn thất 3 - Dừng vặt/ gián đoạn khi vận hành thiết bị:
Tổn thất 4 - Thiết bị vận hành với tốc độ thấp:
Tổn thất 5 – Sai lỗi khi khởi động, sản phẩm đầu ra khuyết tất
Tổn thất 6 – Sai lỗi trong sản xuất
TPM được triển khai thông qua chu trình 4 bước: Ổn định hiện trạng & hồi phục như mới, Đo lường 6 tổn thất (nêu trên), Loại bỏ các tổn thất ngay từ gốc, Cải tiến thiết kế.
Bước sang ngày đào tạo thứ hai, giảng viên Lê Chí Quân đã lần lượt đi vào khai thác chi tiết 8 trụ cột của TPM:
Bảo dưỡng tự trị;
Bảo dưỡng theo kế hoạch;
Chất lượng bảo dưỡng;
Cải tiến có trọng tâm;
Điều hành thiết bị mới;
Đào tạo và huấn luyện;
An toàn môi trường;
TPM trong khối văn phòng.
Bên cạnh 8 trụ cột của TPM, thì hoạt động hoạch định linh kiện và phụ tùng trên cơ sở bảo dưỡng theo kế hoạch cũng là một vấn đề cần được lưu ý khi triển khai TPM tại các doanh nghiệp, tránh tình trạng khi cần thì không có, hoặc không thể mua luôn vì có những loại phụ tùng không thể mua được trong vòng 48 tiếng, hoặc phụ tùng sẵn có lại không còn đáp ứng được chất lượng như ban đầu.
Quản lý chi phí bảo dưỡng thiết bị chính là điều quan tâm nhất của các nhà lãnh đạo/Quản lý:
Các loại chi phí bảo dưỡng dễ được nhìn thấy bởi các cấp quản lý như: Chi phí nhân công, Linh kiện, phụ tùng thay thế, vật tư tiêu hao, công cụ dụng cụ và các chi phí cho hoạt động bảo dưỡng chỉ như đỉnh của tảng băng chìm “Chi phí bảo dưỡng”.
Phần chìm của tảng băng còn lớn hơn rất nhiều và tiềm ẩn những nguy cơ vô cùng lớn với hoạt động của doanh nghiệp như: thời gian dừng, chờ do sự cố, hàng hỏng, hàng lỗi, hao tốn năng lượng, tai nạn, thương tật, hình ản, uy tín….
Bảo dưỡng là một thành phần lớn của chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí có thể kiểm soát được. Để giảm gánh nặng, xu hướng truyền thống của quản lý là cắt nhân lực bảo dưỡng và thắt chặt ngân sách bảo dưỡng. Giá trị của hoạt động bảo dưỡng với sản xuất dễ bị bỏ qua, nhưng sự đóng góp của bảo dưỡng vào hiệu suất thiết bị có thể đáng giá gấp 10 lần so với “tiềm năng” cắt chi phí bảo dưỡng.
Hy vọng, với những chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm TPM thực tế từ giảng viên Phạm Minh Thắng và Lê Chí Quân, các lãnh đạo, cán bộ quản lý của các doanh nghiệp: Dệt may Hoàng Dũng, Hòa An, Kim Sen, Xây dựng Delta, Sữa TH, Vietinank, Cơ khí Chính xác Minh Tùng, May mặc Esquel Việt Nam – Hòa Bình…sẽ có tâm thế tốt để cải tiến các hoạt động bảo dưỡng tại doanh nghiệp, chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản cho dự án TPM thành công nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hy vọng, trong thời gian gần nhất, các Chuyên gia của P&Q Solutions sẽ có dịp đến thăm các doanh nghiệp & được thấy sự thay đổi tích cực trong hoạt động triển khai TPM tại doanh nghiệp bởi các học viên đã tham dự khóa học của P&Q Solutions.
Một số hình ảnh của khóa học:




Tác giả bài viết: P&Q Solutions

Nguồn tin: P&Q Solutions

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Kế hoạch đào tạo năm 2023
 
Download tài liệu
Đào tạo trực tuyến
P & Q Update
SIX SIGMA ĐAI VÀNG
Chúng tôi trên youtube