01:59 ICT Thứ ba, 07/05/2024
QUẢNG CÁO

Tổ chức chứng nhận



Trang nhất » TÀI LIỆU » Tài liệu tham khảo

Khái niệm bị bó hẹp: Mảnh ghép còn thiếu trong triển khai chiến lược
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click Đăng ký
Thông tin chi tiết
Tên file:
Khái niệm bị bó hẹp: Mảnh ghép còn thiếu trong triển khai chiến lược
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
N/A
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
TÀI LIỆU » Tài liệu tham khảo
Gửi lên:
08/10/2013 18:06
Cập nhật:
23/12/2013 17:54
Người gửi:
Administrator
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
45.00 KB
Đã xem:
1429
Đã tải về:
34
Đã thảo luận:
0
Khái niệm bị bó hẹp: Mảnh ghép còn thiếu trong triển khai chiến lược
"...

PQU:    Vậy theo các anh, chúng ta có thể điểm danh những nút thắt trong Quản lý chất lượng theo ISO 9001?
PMT:    Các nút thắt trong quản lý chất lượng của mỗi doanh nghiệp có thể là không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, dựa trên quá trình làm việc với hằng trăm doanh nghiệp mà P & Q Solutions đã cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo thì chúng ta cũng có thể khái quát được một số vấn đề mà phần lớn các doanh nghiệp đang gặp phải.
Nhận thức chất lượng - Khái niệm bị bó hẹp

PQU:    Trong một số vấn đề đã tổng hợp được, đứng đầu “danh sách đen” này là gì, thưa các anh?

PMT:    Đó là nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm chất lượng và quản lý chất lượng. Trong suốt hơn 10 năm vừa qua khái niệm về chất lượng trong giới quản trị doanh nghiệp của chúng ta chưa thay đổi là mấy. Khi được sử dụng, khái niệm chất lượng thường đi cùng với “sản phẩm” hay “dịch vụ” khiến cho nhiều người cho rằng “chất lượng” là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Điều này đã bó hẹp phạm vi của chất lượng trong quản trị doanh nghiệp. Có lẽ khái niệm “chất lượng” được phổ biến ở Việt Nam thông qua sự phổ biến của ISO 9001, mà phạm vi của ISO 9001 đúng là tập trung vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ nên đã gây ra ngộ nhận.

Để phát huy hết giá trị như một công cụ, khái niệm “chất lượng” cần được đặt trong bối cảnh chất lượng của hoạt động và sản phẩm dịch vụ, trong đó chất lượng hoạt động phải là phạm trù chính. Quản lý chất lượng trước hết phải là quản lý chất lượng của hoạt động, mà chất lượng sản phẩm/dịch vụ chỉ là một trường hợp cụ thể tương ứng với hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ. Trong tổ chức có rất nhiều các hoạt động không phải là sản xuất/cung cấp dịch vụ, ví dụ như nhân sự, hành chính, tài chính, kế toán…, và đặc biệt là hoạt động quản lý chiến lược. Việc hiểu đúng và hiểu đủ về khái niệm chất lượng giúp cho quản lý chất lượng có thể được áp dụng rộng rãi và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ các cấp, bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Khi đó, một vị Tổng giám đốc phải trả lời câu hỏi “yêu cầu chất lượng của hoạt động quản lý chiến lược là gì?”, “doanh nghiệp cần làm gì và làm như thế nào để đạt được các yêu cầu chất lượng này?”, “làm thế nào để biết được hiện tại doanh nghiệp đạt được các yêu cầu này ở mức độ nào?”, “làm thế nào để doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các yêu cầu chất lượng của quản lý chiến lược?”. Và cũng tương tự như vậy với các vị giám đốc tài chính, hành chính, nhân sự, ….Tóm lại, chất lượng cần phải gắn với mỗi và tất cả các hoạt động tác nghiệp, quản lý, điều hành của doanh nghiệp."

Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File
 
Kế hoạch đào tạo năm 2023
 
Download tài liệu
Đào tạo trực tuyến
P & Q Update
SIX SIGMA ĐAI VÀNG
Chúng tôi trên youtube